Module CAN-BUS dùng chip CAN Controller MCP2515 và CAN Transceiver TJA1040 là module mở rộng ngoại vi CAN cho vi điều khiển không tích hợp chuẩn giao tiếp hiện đại này. MCP2515 sử dụng giao tiếp SPI nên bất kỳ một loại vi điều khiển nào cũng có thể giao tiếp với nó thông qua ngoại vi SPI có sẵn hoặc thậm chí là dùng các chân IO thông thường cũng được.
CAN-BUS là một trong số những chuẩn giao tiếp trên các thiết bị hiện đại ngày nay như hệ thống điện trên Ô tô OBD II hay hệ thống điện trong nhà máy công nghiệp, máy phát điện, tàu thủy,... Các vi điều khiển đời mới gần như tích hợp ngoại vi giao tiếp CAN là bắt buộc, như STM32, LPC, PIC32, ... thậm chí đến ESP32 cũng hỗ trợ CAN.
Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà các dòng vi điều khiển cũ như 8051 hay PIC, AVR không được tích hợp sẵn ( PIC thì các dòng từ PIC18F trở lên mới hỗ trợ, giá thành cũng khá cao). Module MCP2515 là CAN controller do MicroChip sản xuất nhằm mục đích bổ sung tính năng này cho bất cứ vi điều khiển nào. Chỉ cần dùng 3 đến 5 chân IO hoặc ngoại vi SPI có sẵn trên chip là chúng ta có thể biết những dòng chip này có khả năng làm việc với mạng CAN-BUS một cách trơn tru.
Module sử dụng chip MCP2551 làm CAN Controller và TJA1040 làm CAN Transceiver nên các thông số kỹ thuật là thông số của hai chip này, ngoài ra Module còn tích hợp các Jump J1 J3, trong đó:
- J1 là jump chọn chế độ tốc độ giao tiếp, nếu Jump 1 được nối thì chip TJA1040 cho phép giao tiếp trên mạng CAN- BUS với tốc độ cao nhất có thể, lên tới 1M. Nếu Jump 1 không được kết nối thì TJA1040 giao tiếp với BUS CAN tốc độ thấp, < 10 kbps, ở chế độ này cho phép khoảng cách truyền xa hơn và nối được nhiều node mạng CAN trên bus vật lý hơn.
- J3 là jump nối điện trở liên kết. Mỗi BUS CAN có 2 điện trở 120 Ohm ở hai đầu bus. Nếu J3 nối thì module sẽ là nốt mạng đầu hoặc node mạng cuối. J3 không nối khi sử dụng ở module giao tiếp với mạng CAN BUS đã có sẵn điện trở ở 2 đầu.
Ý kiến bạn đọc